Bản đồ địa chính là gì? Quy định trích lục bản đồ địa chính

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bồi thường hay giải tỏa cũng như đầu tư bất động sản, bản đồ địa chính có lẽ là thứ vô cùng quen thuộc và không còn xa lạ. Tuy nhiên đối với những người chưa bao giờ tiếp xúc với những vấn đề này thì bản đồ địa chính chắc hẳn là điều vô cùng mới mẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bản đồ địa chính là gì? Và những điều nhất định phải biết về bản đồ địa chính thông qua bài viết này.

Bản đồ địa chính là gì?

Bản đồ địa chính là bản đồ tỉ lệ lớn được lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn và thể hiện từng thửa đất, số hiệu của từng thửa đất, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để các cơ quan nhà nước triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử hữu.

Bản đồ địa chính là gì

Bản đồ địa chính cũng là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính cùng với sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nội dung của bản đồ địa chính

Trong bản đồ địa chính sẽ bao gồm hai nội dung cơ bản, đó là nội dung cơ sở địa lý và nội dung chuyên đề.

Nội dung cơ sở địa lý

Yếu tố cơ sở toán học của bản đồ địa chính: Bao gồm khung bản đồ, lưới bản đồ, các điểm khống chế trên bản đồ, tỉ lệ bản đồ và các sơ đồ phân mảnh.

Nội dung cơ sở địa lý của bản đồ địa chính

  • Yếu tố dáng đất: Đây là tập hợp những chỗ lồi lõm trên bề mặt trái đất tại khu vực được xây dựng bản đồ. Địa hình sẽ được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng các điểm độ cao (đối với khu vực đồng bằng), các điểm độ cao kết hợp với đường bình độ (đối với khu vực miền núi) và phải thể hiện được dáng đất chung của địa hình toàn khu vực cùng các nét đặc trưng của nó bằng việc lựa chọn khoảng cao đều đường bình độ trên bản đồ địa chính. Địa hình phải được thể hiện phù hợp với các yếu tố khác như thủy hệ, giao thông,…
  • Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội: Trên bản đồ địa chính, những yếu tố này được thể hiện mang tính chất định hướng trong khu vực thành lập bản đồ. Ví dụ như đình, chùa, trạm biến thế, các ngã ba, ngã tư,… Ngoài ra, tất cả các điểm địa vật đều có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực sẽ phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ địa chính. Như các bệnh viện, trường học,… tuy nhiên số lượng các địa vật sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ và quy phạm quy định của bản đồ tỉ lệ tương ứng.
  • Yếu tố giao thông: Yếu tố giao thông sẽ được hiển thị trên bản đồ địa chính bao gồm tất cả các đường giao thông và các yếu tố khác có liên quan đến đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
  • Ranh giới địa giới hành chính: Trên bản đồ địa chính, các ranh giới địa giới hành chính sẽ định biểu thị một cách chính xác và đầy đủ. Bao gồm biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, thành phố, ranh giới giữa các quận-huyện, phường-xã,.. Các mốc địa giới hành chính sẽ được xác định tọa độ và được thể hiện trên bản đồ. Tuy nhiên, đối với các đơn vị hành chính giáp biển các đảo nếu trong hồ sơ địa giới hành chính không khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ địa chính thể hiện đến phần ranh giới sử dụng đất tiếp giáp với phần biển.

Nội dung chuyên đề

Trong bản đồ địa chính, nội dung chuyên đề đã bao gồm ranh giới thửa đất, số hiệu và diện tích của thửa đất, loại đất cũng như các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có trên thửa đất. Theo đó các nội dung này được quy định như sau

Nội dung chuyên để của bản đồ địa chính

Ranh giới thửa đất: Đây là yếu tố chính và vô cùng quan trọng của nội dung bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất sẽ được vẽ, hiển thị bằng đường viền khép kín với nét liền theo hệ thống ký hiệu của bản đồ.

Dấu hiệu thừa và diện tích đất: Dấu hiệu của thửa đất sẽ được ghi cho mỗi thửa đất là duy nhất, không trùng lặp nhau trong phạm vi một tờ bản đồ địa chính và sẽ tương ứng với một chủ hoặc một đồng chủ sở hữu đã được xác định về mặt pháp lý. Diện tích đất được xác định sẽ chính xác lên đến 0,1 mét vuông.

Loại đất: Thông thường đất được chia thành ba nhóm chính đó là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa được sử dụng. Trên bản đồ, từng loại đất sẽ được thể hiện ký hiệu chữ theo quy phạm.

Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có trên thửa đất: Ở các khu vực đô thị hay các khu vực của tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ chỉ thể hiện các công trình chính mà không thể hiện các công trình tạm thời. Ở khu vực nông thôn thì sẽ không thể hiện các công trình được xây dựng.

Thành lập bản đồ địa chính thửa đất mang mục đích gì?

Việc thành lập bản đồ địa chính thường hướng đến mục đích chính và cơ bản bao gồm

Mục đích của bản đồ địa chính

  • Lập hồ sơ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Trong những trường hợp này, bản đồ địa chính trường được thành lập để cấp sổ đỏ cho các cá nhân và tập thể muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chẳng hạn như chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư để sử dụng lâu dài.
  • Lập hồ sơ xin phép và để hoàn công trong việc xây dựng nhà ở dân dụng và các công trình dân sinh khác.
  • Là công cụ giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ và các công việc khác nhau có liên quan đến đất đai. Ví dụ như thu thuế, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất quy hoạch đất đai, đền bù.
  • Là hồ sơ cung cấp thông tin về đất đai và làm các cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sự khác nhau như thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp hay kinh doanh bất động sản liên quan đến đất.

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Hiện nay, theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật Đất đai năm 2018 và các văn bản hướng dẫn có rất nhiều quy định khác nhau về trích lục bản đồ địa chính. Tuy nhiên lại không có định nghĩa hãy giải thích cụ thể về trích lục bản đồ địa chính là gì. Nhưng căn cứ vào các quy định này, trích lục bản đồ địa chính sẽ chứa những thông tin về thửa đất và có thể hiểu đơn giản trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin về thửa đất.

Trích lục bản đồ địa chính là gì

Các trường hợp cần trích lục, trích đo địa chính

Theo quy định của pháp luật hiện nay, các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính bao gồm

Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính

  • Đăng ký đất đai, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Các trường hợp xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Các trường hợp cần bản đồ địa chính làm căn cứ giải quyết các tranh chấp đất đai.
  • Bản đồ địa chính cũng sẽ cấp cho người xin giao đất và thuế đất khi họ có yêu cầu.
  • Bản đồ địa chính là một trong những thành phần hồ sơ trình Ủy ban nhân dân các cấp để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và trong các hồ sơ về quyết định thu hồi đất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bản đồ địa chính và những điều cần biết về bản đồ địa chính. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích về bản đồ địa chính dành cho các bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nếu có câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này.