Đặc khu kinh tế là gì?Các Quy định mới nhất không thể bỏ qua

Vào năm 2017, giới bất động sản Việt Nam đã được một phen dậy sóng bởi Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Quốc hội Dự thảo Luật đơn vị hành chính, kinh tế thế đặc biệt hay còn được biết đến với cái tên là Luật Đặc khu kinh tế. Việc quyết định thành lập đặc khu kinh tế từ lâu đã gây ra không ít tranh cãi. Cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn những ý kiến trái chiều đối với đặc khu kinh tế. Vậy bạn đã biết đặc khu kinh tế là gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đặc khu kinh tế thông qua bài viết này.

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế có thể được hiểu một cách đơn giản là một khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích chủ yếu là thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích vô cùng đặc biệt. Về mặt pháp lý, đặc khu kinh tế là khu vực có địa giới xác định và trường có diện tích rộng hơn các khu công nghiệp hay khu chế xuất. Đặc khu kinh tế sẽ nằm trong lãnh thổ của Quốc gia và trong khu vực đặc khu kinh tế sẽ được áp dụng các ưu đãi đặc biệt về các chế độ như hải quan, ngoại hối, ưu đãi về thuế,… cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc khu kinh tế là gì

Hiện nay trên thế giới theo thống kê có khoảng hơn 200 đặc khu kinh tế và tồn tại ở hơn 60 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những tên gọi khác nhau đối với đặc khu kinh tế như đặc khu kinh tế, khu vực kinh tế tự do, hay khu vực công nghiệp tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu tư nhân,… Dù có tên gọi khác nhau nhưng bản chất của các khu vực này là hoàn toàn giống nhau.

Việc xây dựng và thành lập đặc khu kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, việc xây dựng đặc khu kinh tế còn nhằm mục đích tiếp giúp quốc gia cận các công nghệ hiện đại cũng như các kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến trên thế giới và làm giảm bớt chi phí xuất, nhập khẩu, góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Đặc điểm của Đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế được xây dựng để tạo ra sự thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nên đặc khu kinh tế cũng có những đặc trưng riêng khác với các khu công nghiệp hay các khu chế xuất thông thường.

Đặc điểm của đặc khu kinh tế

Thông thường, đặc khu kinh tế sẽ được xác định theo quy định riêng của từng Quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung đặc khu kinh tế sẽ bị giới hạn về mặt địa lý và được đảm bảo cách biệt về mặt vật lý với hệ thống hàng rào chắn xung quanh. Trong mỗi đặc khu kinh tế sẽ có người quản lý và người điều hành chung đối với toàn bộ đặc khu. Đồng thời đặc khu kinh tế sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi vô cùng đặc biệt.

Không chỉ vậy, tại các đặc khu kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng một cách đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cũng như môi trường lý tưởng nhất để con người có thể sinh sống cũng như phát triển kinh tế tại khu vực này.

Ngoài ra, các đặc khu kinh tế được xây dựng ở những vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, gắn liền với các cảng biển hay cảng hàng không quốc tế,… nhằm giúp cho hoạt động trao đổi cũng như vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Luật về đặc khu kinh tế

Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có Luật cụ thể đối với đặc khu kinh tế. Tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Quốc hội Dự thảo về Luật đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.

Luật về đặc khu kinh tế

Căn cứ và dự thảo này, chúng ta có thể thấy được một số ưu đãi vô cùng nổi bật đối với đặc khu kinh tế.  Như đối với thời gian thuê đất thì tại đặc khu kinh tế thời gian thuê đất đã lên đến 99 năm trong khi đối với các khu công nghiệp thông thường sẽ chỉ được thuê đất trong thời gian 50 năm.

Hay mức ưu đãi đối với thuế thu nhập cá nhân cũng vô cùng hấp dẫn. Tại đặc khu kinh tế các cá nhân sẽ được miễn thuế thu nhập trong vòng 5 năm và được giảm tới 50% thuế thu nhập cá nhân trong những năm tiếp theo.

Không chỉ vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được hưởng mức ưu đãi vô cùng cao. Đó là các doanh nghiệp chỉ phải đóng 10% thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm trong khi các doanh nghiệp thông thường thì sẽ phải đóng 20% thu nhập của doanh nghiệp.

Tại đặc khu kinh tế, nhà nước cũng thể hiện rõ những chính sách vô cùng ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như tại đây các cá nhân, tổ chức nước ngoài có thời gian lao động trên 3 tháng thì sẽ được sở hữu nhà ở vĩnh viễn và được sở hữu 99 năm đối với chung cư. Trong khi theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thì các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ có quyền sở hữu nhà ở tối đa là 50 năm.

Các đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Mặc dù chưa có các quy định về pháp luật cụ thể đối với đặc khu kinh tế tuy nhiên hiện tại Việt Nam đã có ba đặc khu kinh tế lớn. Bao gồm đặc khu kinh tế Vân Đồn, đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong và đặc khu kinh tế Phú Quốc. Theo những ước tính của Bộ Tài chính, việc xây dựng ba đặc khu kinh tế này sẽ cần khoảng 70 tỷ USD. Trong đó, đặc khu kinh tế Vân Đồn sẽ cần 270.000 tỷ đồng để xây dựng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2030. Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong sẽ cần 100.000 tỷ đồng để xây dựng trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025. Còn đối với đặc khu kinh tế Phú Quốc thì mức chi phí ước tính lên đến 900.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2032.

Các đặc khu kinh tế Việt Nam

Đặc khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh là đặc khu kinh tế được xây dựng tại miền Bắc trực thuộc tỉnh Quảng Ninh và được thành lập từ năm 2007. Đây là một khu vực trung tâm sinh thái, biển đảo chất lượng cao, sở hữu rất nhiều các dịch vụ cao cấp. Và đặc biệt tại đây có trung tâm hàng không cũng như đầu mối giao thương quốc tế. Từ khi xuất hiện đến nay, đặc khu kinh tế Vân Đồn đã thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh vô cùng mạnh mẽ. Đặc khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu vực phi thuế quan, một khu vực thuế quan rộng đến 2200 km² với diện tích đất của vùng đặc khu kinh tế là 551,33 km²  và có vùng biển rộng đến 1620 km² .

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được xây dựng tại tỉnh Khánh Hòa từ năm 2006. Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được kỳ vọng là một hạt nhân tăng trưởng kinh tế tại khu trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch nòng cốt Khánh Hòa của khu vực Nam Trung Bộ. Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong rộng 1500 km²  với phần biển rộng 800 km².

Đặc khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang được thành lập vào năm 2013 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo như quy hoạch tổng thể thì đến năm 2030 đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn và hai khu du lịch phức hợp. Đồng thời tại đây sẽ có 15 khu du lịch sinh thái và 05 sân golf.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đặc khu kinh tế cũng như các quy định có liên quan về đặc khu kinh tế và các đặc khu kinh tế hiện tại tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích và thú vị cho các bạn về đặc khu kinh tế. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.