Đô Thị Hóa Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Tính Tỷ Lệ Đô Thị Hóa

Đô thị hóa là một hiện tượng tính tiền với sự phát triển của xã hội, đô thị hóa gặp nhiều ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam tốc độ đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến đô thị hóa.

Đô thị hóa là gì

Đô thị hóa là quá trình mở rộng của một khu vực. Đây là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm số dân đô thị. Mặc dù trên thế giới có tám mươi phần trăm quốc gia phát triển có chỉ số đô thị hóa cao. Nhưng tại nước đang phát triển thì chỉ số đô thị hóa này lại càng cao hơn.

Đô thị hóa là gì

Bởi vì tại các nước đang phát triển mức xuất phát của họ thấp hơn các nước đang phát triển về trình độ quản lý, giám sát tốc độ phát triển, đô thị hóa còn kém và nền kinh tế còn chậm phát triển cho nên tốc độ đô thị hóa của các nước đang phát triển cần cao hơn so với mức bình thường để nhanh chóng đạt được trình độ của các nước phát triển.

Đô thị hóa tự phát là gì

Đô thị hóa tự phát cũng là hiện tượng đô thị hóa nhưng sự mở rộng là không có kế hoạch. Tại các vùng có đô thị hóa tự phát là do có sự phát triển dân số cơ học hoặc có làn di cư ồ ạt, mất kiểm soát. Do vậy trình độ quản lý cũng như giám sát tại các vùng này không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số làm cho khu vực này có vẻ được coi là đô thị hóa kém cũng như khu vực không đáp ứng được cơ sở hạ tầng như các đô thị khác.

Đô thị hóa tự phát là gì

Cách tính tỷ lệ đô thị hóa

Theo thông tư 34/2009/TT-BXD, quy định về cách tính các chỉ số liên quan đến tỷ lệ đô thị hóa như sau:

Quy mô dân số toàn đô thị

  • Quy mô dân số toàn đô thị bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị, được tính theo công thức sau:

N = N1 + N2

Trong đó:

N: Dân số toàn đô thị (người).

N1: Dân số của khu vực nội thị (người);

N2: Dân số của khu vực ngoại thị (người);

Cách tính tỷ lệ đô thị hóa

  • Quy mô dân số của khu vực nội thị (N1)và của khu vực ngoại thị (N2) được xác định gồm dân số thống kê thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi:

Dân số tạm trú từ 6 tháng trở lên được tính như dân số thường trú, dưới 6 tháng quy đổi về dân số đô thị theo công thức như sau:

N0= (2Nt x m) : 365

 Trong đó:

No : Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);

Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thị và ngoại thị dưới 6 tháng (người);

m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày).

  • Tỷ lệ đô thị hoá của đô thị (T) được tính theo công thức sau:

T= (Nn  / N) x 100

Trong đó:

T: Tỷ lệ đô thị hóa của đô thị (%);

Nn: Tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của đô thị (người);

N: Dân số toàn đô thị (người).

  •  Mật độ dân số đô thị

Mật độ dân số đô thị phản ánh mức độ tập trung dân cư của khu vực nội thị được tính theo công thức sau:

D = N1 / S

 Trong đó:

D: Mật độ dân số trong khu vực nội thị (người /km2);

N1: Dân số của khu vực nội thị đã tính quy đổi (người);

S: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thị không bao gồm các diện tích tự nhiên như núi cao, mặt nước, không gian xanh (vùng sinh thái, khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học…) và các khu vực cấm không được xây dựng (km2).

Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa được tác động bởi những nguyên nhân sau:

  • Cho sự di dân từ vùng nông thôn đến đô thị. Vì người dân ở các vùng nông thôn có đời sống kém thu nhập thấp cơ hội việc làm là không cao cho nên xu hướng đổ về các thành phố lớn để làm việc.
  • Cho tỷ lệ gia tăng tự nhiên gây ra. Điều này có nghĩa là tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa

Đặc điểm của đô thị hóa tại Việt Nam

  • Đặc điểm đầu tiên mà tại bất kỳ một quốc gia nào đều có trong quá trình đô thị hóa đó là số dân đô thị không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng. Từ những năm đầu thế kỷ thứ 19 số dân thành thị của tất cả các quốc gia trên thế giới chỉ đạt 30 triệu dân và chiếm 3 % tổng số dân trên toàn cầu nhưng cho đến thế kỷ thứ 20 Con số này đã tăng lên gấp ba lần chiếm 29 %. Còn hiện tại thế kỷ thứ 21, các giới chuyên gia đánh giá số dân thành thị có thể chiếm đến 47 % dân số thế giới.
  • Dân cư tập trung tại những thành phố lớn: với đặc điểm nổi trội tại các thành phố lớn đã vô tình thu hút được nguồn lao động trẻ cho nên dân cư tại các vùng nông thôn dân chuyển sang các thành phố lớn để sinh sống. Làm cho các thành phố lớn bị quá tải về số lượng dân cư.

Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam

  • Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng: như đã nói ở trên, thành phố bắt đầu bị quá tải về số lượng dân cư cho nên cần phải mở rộng diện tích. Bên cạnh đó, một số thành phố khác có triển vọng phát triển cũng bắt đầu thu hút dân cư từ đó xuất hiện thêm một số đô thị khác
  • Chất lượng cuộc sống được tăng cao: nhờ vào quá trình đô thị hóa và lối sống của người dân không ngừng được tăng lên theo từng ngày, họ cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tác động của đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa mang lại những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế nhất định.

Xét về mặt tích cực

  • Quá trình đô thị hóa sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của một quốc gia, nền kinh tế sẽ không ngừng đi lên, tạo ra sức hút đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Nhờ vậy,cơ sở hạ tầng của khu vực đó không ngừng được nâng cấp để phù hợp với xu hướng hiện nay.
  • Trong quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp không ngừng mọc lên, đây cũng chính là nơi mà tạo ra công ăn việc làm của người dân. Giúp cho họ cải thiện được chất lượng cuộc sống.
  • Ngoài ra để đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình đô thị hóa tạo ra, mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương phải tìm cách nâng cao chuyên môn cũng như chất lượng lao động.
  • Khi con người cải thiện được chất lượng của cuộc sống thì kéo theo thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa

Xét về mặt tiêu cực

  • Quá trình đô thị hóa sẽ gắn liền với việc phân chia tầng lớp giàu nghèo. Mối quan hệ này sẽ càng ngày trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Dẫn đến một số tiện nạn xã hội có thể xảy ra như trộm cắp, giết người cướp của,….
  • Quá trình này cũng tác động nghiêm trọng đến môi trường. Số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều khí thải cũng vì thế mà tăng lên. Vì vậy, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo vì yếu tố môi trường.

Trên đây là tất cả nội dung liên quan đến vấn đề quá trình đô thị hóa. Bạn đọc có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian ngắn nhất.