Nội nghiệp là gì? Thủ tục cần thiết để xin bản đồ nội nghiệp

Trong công tác quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để bảo đảm việc quản lý có thể được thực hiện một cách chính xác và hệ thống thì bản đồ nội nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy các bạn đã biết bản đồ nội nghiệp là gì hay chưa? Cũng như đã biết thủ tục xin bản đồ nội nghiệp như thế nào hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bản đồ nội nghiệp thông qua bài viết này.

Bản đồ nội nghiệp là gì?

Bản đồ nội nghiệp là bản vẽ nhà đất đã được kiểm tra nội nghiệp, theo đó bản vẽ nội nghiệp đã thể hiện nguyên trạng nhà đất, hạ tầng và được cấp bởi phòng tài nguyên và môi trường cấp quận huyện.

Bản đồ nội nghiệp là gì

Bản đồ nội nghiệp là một phần trong rất nhiều các giấy tờ, hồ sơ và thủ tục để chứng minh quyền sử dụng đất.

Bản vẽ nội nghiệp sẽ thể hiện được các vấn đề như: hiện trạng nhà ở, đất ở, đường giao thông, hạ tầng, số tờ, số thửa đất, diện tích đất được công nhận và diện tích dính lộ giới,… Mọi chủ thể có nhà, có đất đai đều phải làm thủ tục giấy tờ nhà đất đều sẽ cần một bản vẽ hiện trạng sử dụng đất được duyệt nội nghiệp.

Bản đồ nội nghiệp rất được để ý, chú trọng, bởi nó có vai trò giúp ổn định công tác quản lý đất đai – là một biện pháp hệ thống nhất cho các cơ quan quản lý chuyên trách. Hơn nữa khi có bản đồ nội nghiệp, chủ sở hữu quyền sử dụng đất cũng có thể hình dung và hiểu rõ hơn về diện tích đất sử dụng của gia đình mình. Hay trong các trường hợp chia lô, tách thửa đất cũng có thể dùng để đo đạc mà không cần phải đi kiểm nghiệm lại. Không chỉ vậy, bản đồ nội nghiệp cũng được xem là một bằng chứng quan trọng nếu các chủ thể gặp vấn đề về tranh chấp và mua bán đất đai.

Quy định về bản đồ nội nghiệp

Mẫu bản đồ nội nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được áp dụng trong quá trình sử dụng đất của người dân. Tại mỗi địa phương, bản đồ nội nghiệp được cấp bởi phòng tài nguyên và môi trường cấp quận huyện. Mọi người dân, mọi chủ đầu tư… trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đảm bảo các yêu cầu sau

Quy định về bản đồ nội nghiệp

  • Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và kiểm định chất lượng đất theo từng khu vực tại từng địa phương. Sau đó, các cơ quan này sẽ phân hạng cho từng nhóm đất cụ thể, bản đồ nội nghiệp sẽ thể hiện kết quả điều tra vừa qua và đưa ra những thông số cụ thể để các đơn vị có thể quản lý đất có thể nắm được tình trạng đất của địa phương mình từ đó có phương hướng sử dụng hợp lý.
  • Đối với cấp huyện: Diện tích đất phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 3000 – 12.000 ha, bản đồ sẽ có tỉ lệ tương ứng là 1/10.000.  Trường hợp diện tích đất lớn hơn 12.000 ha  thì sẽ có tỉ lệ bản đồ tương ứng là 1/25.000.
  • Đối với cấp tỉnh: với diện tích đất nhỏ hơn 100.000 ha, bản đồ sẽ có tỉ lệ tương ứng là 1/25.000. Với trường hợp diện tích đất lớn hơn hoặc bằng 100.000 – 350. 000 ha, bản đồ sẽ có tỉ lệ 1/50.000. Còn đối với các trường hợp diện tích đất lớn hơn 350.000 ha sẽ có tỉ lệ bản đồ 1/100.000
  • Đối với những khu vực đất được kiểm định có tình trạng ô nhiễm sẽ được thể hiện trên bản đồ của cấp xã hoặc cấp huyện. Mức độ ô nhiễm thể hiện trên bản đồ với tỉ lệ từ 1/5.000 đến 1/25.000. Tỉ lệ sẽ này tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của khu vực gây ô nhiễm đất và sau đó các chuyên gia sẽ đưa ra đánh giá cụ thể.

Thủ tục xin bản đồ nội nghiệp

Như chúng ta đã biết, để một chủ thể có quyền sử dụng đất, chủ thể đó cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và thủ tục theo quy định của pháp luật. Từ thủ tục pháp lý đến trách nhiệm tài chính…Dưới đây là cách thức thực hiện thủ tục xin cấp phép bản đồ nội nghiệp mà các bạn có thể tham khảo:

Soạn hồ sơ

  • Đầu tiên các chủ thể phải làm đơn xin trích sao hồ sơ địa chính, trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính trong đó ghi rõ nội dung yêu cầu.
  • Các chủ thể cũng cần chuẩn bị giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất hoặc sổ đỏ.
    Hộ khẩu/chứng minh nhân dân của chính bản thân chủ sử dụng đất để chứng minh với cơ quan nhà nước.

Đến cơ quan nộp hồ sơ

  • Địa chỉ nộp hồ sơ: tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện.
  • Những hồ sơ đầy đủ theo đề nghị quy định chung của cơ quan nhà nước sẽ được nhân viên tiếp nhận hồ sơ viết biên nhận và hẹn ngày lấy hồ sơ. Thông thường thời gian chờ vào khoảng 5-6 ngày.
  • Trong trường hợp thiếu hồ sơ hoặc hồ sơ không hợp lệ thì chủ thể nộp hồ sơ sẽ được hỗ trợ để chuẩn bị thêm cho đầy đủ.
  • Đến ngày hẹn trong biên nhận, chủ thể nộp hồ sơ đến nhận kết quả tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi nộp hồ sơ. Lưu ý chỉ đến lấy hồ sơ trong giờ hành chính từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.

Thủ tục xin bản đồ nội nghiệp

Các thành phần hồ sơ nội nghiệp bản vẽ sơ đồ nhà đất

Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ xin cấp bản vẽ nội nghiệp sẽ có được các thành phần chính sau:

  • Bản vẽ sơ đồ nhà đất: gồm 4 bản chính
  • File bản vẽ
  • Phiếu thống kê tài liệu và sản phẩm giao nộp
  • Hợp đồng đo đạc
  • Phiếu chuyển đề nghị đo đạc của cơ quan chức năng (đối với đất của tổ chức)
  • Báo cáo công tác đo vẽ (phải ghi rõ ràng cụ thể)
  • Bản đồ trích đo địa chính
  • Sổ lược đồ, sổ đỏ, bảng tính toán
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất các thửa liền kề. Bản miêu tả ranh giới, mốc giới thửa đất của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính, có chữ ký xác nhận của chủ sử dụng đất và các chủ liền kề.

Có nên mua nhà đất khi chưa được duyệt nội nghiệp không?

Chắc hẳn đã có rất nhiều người đặt ra những câu hỏi, thắc mắc về việc có nên mua nhà đất khi chưa có bản đồ nội nghiệp hay không? Dưới đây là lời khuyên và một số kinh nghiệm của chúng tôi mà các bạn nên tham khảo trước khi mua nhà đất chưa có bản đồ nội nghiệp

Có nên mua đất khi chưa được duyệt nội nghiệp

  • Trước tiên, các bạn hãy tiến hành kiểm tra lại lý do mà nhóm đất bạn dự định mua lại chưa được phê duyệt nội nghiệp. Nếu nguyên nhân là do đất sử dụng trái phép hay nằm trong diện quy hoạch thì các bạn tuyệt đối không nên mua các mảnh đất này.
  • Nếu mảnh đất bạn định mua là đất bình thường nhưng chưa có đợt kiểm định thì trong tương lai, cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành lập sơ đồ bản vẽ cho bạn. Do đó, trong trường hợp này các bạn có thể yên tâm mua đất.
  • Trong trường hợp hiện trạng có ranh giới đất thay đổi so với Bản đồ địa chính đã lập trước đó thì các bạn phải thực hiện việc trích đo thửa đất. Trường hợp nhà ở có phần diện tích xây dựng trên đất của chủ sử dụng khác thì bản vẽ phải có xác nhận của các chủ sử dụng đất đó.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi bản đồ nội nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có những cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về bản đồ nội nghiệp cũng như đã nắm được các bước và trình tự, thủ tục xin bản đồ nội nghiệp. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bản đồ nội nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc của các bạn.