Shophouse Loại Hình Bất Động Sản Siêu Hot Xứng Đáng Đầu Tư

Shophouse là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành cơn sốt trong thị trường bất động sản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn mới mẻ thú vị về loại hình này

Shophouse là gì?

Shop house hay còn gọi là nhà phố thương mại hoặc là căn hộ kinh doanh là hình thức kết hợp giữa căn hộ nhà ở với mục đích thương mại. Đây là một loại hình kiến trúc thường thấy ở các đô thị tại các khu vực Đông Nam Á. Shophouse thường cao từ hai đến ba tầng, Nhưng dùng để phục vụ cho mục đích kinh doanh lại là tầng trệt. Bởi nó phù hợp cho việc trưng bày, kinh doanh, khách đến thăm quan hơn so với các tầng ở trên.

Shophouse là gì

Những căn cứ pháp lý liên quan đến Shophouse

Trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm shophouse. Cho nên những vấn đề liên quan đến hình thức kinh doanh này vẫn còn khá bỡ ngỡ và chưa được quy định rõ ràng khiến phát sinh nhiều tranh chấp.

Hiện tại có hai loại hình shophouse, Tương ứng với mỗi loại hình sẽ có khung pháp lý khác nhau:

Shophouse thuộc khối đế của các tòa chung cư

  • Được sử dụng với mục đích là kinh doanh nhưng vẫn dùng để ở thì những căn shophouse này phải được xây dựng trong những dự án đã được cấp phép sử dụng, đã được trải qua giai đoạn nghiệm thu và được nhà nước cấp phép mới tiến hành hoạt động kinh doanh và ở.
  • Do đây là một loại hình không phải là nhà ở chính thức nên các cơ quan chức năng không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng cho những địa chỉ này và những người sử dụng địa chỉ này để ở.
  • Thời hạn sử hữu là 50 năm, hết thời hạn này khách hàng vẫn có nhu cầu muốn sử dụng căn hộ thì có thể yêu cầu nhà nước gia hạn quyền sử dụng.

Những căn cứ pháp lý liên quan đến shophouse

Shophouse là các biệt thự thấp tầng xây dựng liền kề

  • khác với loại hình trên thì thời gian sự hữu sẽ lâu hơn và được cấp sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Khung pháp lý của loại hình này sẽ tương tự như với biệt thự và nhà liền kề.
  • Về mục đích sử dụng của những căn hộ này được ấn định là dùng vào mục đích kinh doanh cho nên nghiêm cấm việc sử dụng bất động sản sai mục đích. Khu vực để ở và khu vực kinh doanh phải được tách riêng biệt.

Bên cạnh đó pháp luật Việt Nam còn quy định về việc mua bán shophouse như sau:

Việc tiến hành thủ tục mua bán sẽ không khác so với các loại hình thức khác. Vì hiện tại loại hình này chưa có quy định cụ thể nên tạm thời được áp dụng theo những quy định đã có liên quan mật thiết đến hình thức này. Mọi căn cứ pháp lý đều được quy định tại bộ luật dân sự 2015 và một số luật chuyên ngành.

Phân biệt Shophouse với một số loại hình khác

Một số loại hình bất động sản đang được quan tâm như shophouse, nhà mặt phố, biệt thự phố. Để giúp các bạn phân biệt được các loại hình thức nêu trên chúng ta cần căn cứ vào một số tiêu chí sau

  • Về mục đích đầu tư: nhà mặt phố và shophouse đều có mục đích đầu tư là nhằm vào các hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Tuy nhiên dịch vụ kinh doanh có danh mục đa dạng hơn là nhà mặt phố. Shophouse và nhà mặt phố đều đáp ứng được những hình thức kinh doanh cơ bản như dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận trong việc kinh doanh buôn bán, kinh doanh nhà hàng, siêu thị, thời trang,… do shophouse có tính đặc thù là gắn liền với quy hoạch đô thị nên các hoạt động cần có sự chuyên môn cao như việc xây dựng các văn phòng, các dịch vụ khách sạn có tính hạn chế hơn.

Sự khác nhau giữa shophouse và một số hình thức khác

  • Về vị trí và thiết kế: Shophouse thường nằm trong khu đô thị đã được quy hoạch hoàn chỉnh cho nên khó có thể thay đổi được cấu trúc. Trong khi đó nhà mặt phố thì chỉ cần các nhà đầu tư làm đơn xin phép thay đổi cấu trúc gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là sẽ được tiến hành. Điều này chứng minh cho việc thay đổi công năng của nhà mặt phố đơn giản hơn, linh hoạt hơn, phục vụ được nhiều mục đích kinh doanh có tính chuyên môn hơn.
  • Về đối tượng khách hàng tiềm năng: shophouse thường hướng tới những khách hàng nằm trong khu đô thị cho nên tiềm năng về khách hàng là thấp hơn so với nhà mặt phố. Đối với nhà mặt phố mang những ưu điểm vượt trội hơn so với shophouse và có vị trí địa lý hấp dẫn người mua hơn. Vì nằm ngay trên mặt phố nhiều người đi lại cho nên đối tượng khách hàng của nhà mặt phố sẽ lớn hơn so với shophouse.

Ưu và nhược điểm của Shophouse

Xét về yêu điểm vượt trội của loại hình shophouse:

  • Về mặt vị trí thì shophouse cũng có những ưu điểm hơn so với các loại hình khác ở chỗ nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn tiện lợi cho nhà đầu tư cũng như đối tượng khách hàng và nhà đầu tư này hướng tới.
  • Thiết kế thông minh: Mục đích của shophouse hướng đến vừa là chỗ ở vừa là chỗ để kinh doanh cho nên đây là một loại hình mang tới nhiều tiện ích. Với mục đích mở cửa hàng thì shop giao đáp ứng được những lợi thế về vị trí cũng như thiết kế đẹp cực kỳ thích hợp cho hoạt động này. Với mục đích cho thuê làm văn phòng thì thường vị trí của shophouse là ngay chính tại những con đường lớn tiện cho nhân viên đi làm cũng như giao lưu các hoạt động của văn phòng.

Ưu và nhược điểm của shophouse

  • Thuận lợi về mặt di chuyển: Vì nằm ngay tầng trệt nên khách hàng không phải di chuyển nhiều dễ dàng tiếp cận được với các khu shophouse, có thể thiết kế bãi đỗ xe ngay trước cửa hàng tiện lợi cho việc mua sắm. Và một điều quan trọng là dễ dàng thu hút được khách hàng.
  • Có khả năng tăng giá trị tài sản: trong quá trình đầu tư mọi người đều hướng tới lợi ích, cho nên việc kinh doanh bằng hình thức shophouse có khả năng sinh lời cao. Loại hình này đáp ứng được về mặt bằng và các loại hình kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Phù hợp cho mọi đối tượng muốn đầu tư theo hình thức này.

Xét về nhược điểm của loại hình shophouse:

Bên cạnh những ưu điểm mà shophouse mang lại thì hình thức này vẫn đi kèm nhược điểm nhất định như sau:

  • Giá thành của loại hình này khá cao vì shophouse chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, số lượng còn khan hiếm nên giá thành cao hơn các loại hình khác.
  • Quyền sở hữu đối với một căn shophouse sẽ bị giới hạn trong vòng năm mươi năm mặc dù được cấp sổ đỏ.
  • Loại hình này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cộng đồng. Nếu cộng đồng dân cư đông đảo thì khả năng sinh lời càng cao. Và ngược lại nếu khu dân cư tại khu vực này còn thưa thớt ít người qua lại thì tiềm năng kinh doanh gần như là bằng không.

Một số Shophouse tại Việt Nam

Một số shophouse tại Việt Nam

  • Shophouse Sala Đại Quang Minh:Nằm tại trục đường chính nên vị trí giao thông vô cùng thuận lợi có giá bán dao động từ 45 đến 50 tỷ.
  • Shophouse Vinhomes Central Park: Nằm ngay trong khu trung tâm quận Bình Thạnh kế bên là Landmark 81 thuận tiện cho việc kinh doanh nên giá bán thường rơi vào từ 22 đến 28 tỷ.
  • Shophouse Lakeview City: Được biết đến là một trong những dự án có thiết kế vô cùng sang trọng và là khu đô thị đa chức năng có kết cấu hạ tầng đồng bộ nên giá bán thường rơi vào từ 16 đến 18 tỷ.

Bài viết này giúp cho bạn đọc có thêm cái nhìn mới về loại hình bất động sản shophouse. Bạn đọc nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.