Vấn đề được cân nhắc trước khi mua một căn hộ chung cư đó là vấn đề liên quan đến diện tích. Có hai cách tính diện tích phổ biến hiện nay là diện tích tim tường và diện tích thông thủy. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin liên quan đến diện tích thông thủy cũng như phân biệt cách tính diện tích thông thủy với diện tích tìm tường.
Diện tích thông thủy là gì
Trước khi tìm hiểu về khái niệm này, chúng ta cần phân tích cụm từ thông thủy. Đây là một từ hán Việt, chỉ hiện tượng nước có thể dễ dàng chảy qua mà không có bất kỳ một sự cản trở nào.
Còn trong lĩnh vực xây dựng thiết kế, diện tích thông thủy được hiểu là phần diện tích mà nước có thể len vào, bao gồm diện tích tường ngăn cách phòng bên trong một căn hộ. Điều này có thể hiểu là toàn bộ các khoảng không của một căn hộ mà không bao gồm phần diện tích tường bao quanh căn hộ, đường phân chia căn hộ của bạn. Diện tích thông thủy còn có nhiều tên gọi khác như diện tích lọt lòng hay diện tích trải thảm.
Cách tính diện tích thông thủy
Cách tính diện tích thông thủy được xác định theo thông tư 03/2014/TT-BXD quy định như sau:
Diện tích thông thủy = (A x B) + (C x D) – (∑ei + f)
Trong đó:
A, B là phần chiều dài và chiều ngang trong căn hộ được tính từ phần tường mép trong của căn hộ.
C, D là phần chiều dài và chiều ngang của ban công nếu có.
∑ei: là tổng diện tích của các cột chịu lực có trong căn hộ. Tất cả các cột dù lớn hay bé ở vị trí nào đều không thuộc diện tích thông thủy.
F: Là diện tích sàn nhà có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Thường trong một căn hộ chỉ có một f. Trong trường hợp có nhiều f thì chỉ cần tính tổng để xác định được số f.
Để hiểu cách tính diện tích thông thủy được rõ ràng, dễ hiểu hơn, bạn đọc chỉ cần cộng hết tất cả các diện tích như diện tích tường ngăn phòng, diện tích ban công và diện tích dùng để ở sau đó trừ đi các diện tích như diện tích tường bao quanh, tường phân chia căn hộ, diện tích sàn nhà có cột và hộp kỹ thuật.
Đặc điểm và ý nghĩa của diện tích thông thủy
Đặc điểm của diện tích thông thủy là diện tích này không bao gồm các diện tích như tường bao quanh căn hộ hay ngôi nhà, tường phân chia các phòng của căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Ý nghĩa của việc xác định diện tích căn hộ bằng diện tích thông thủy: là giúp cho người mua và người bán xác định đúng chỉ số diện tích của căn hộ từ đó xác định rõ được số tiền cần bỏ ra để sở hữu căn hộ này. Đồng thời giúp cho người mua cẩn trọng hơn trong quá trình giao dịch mua bán nhà. Vì diện tích là yếu tố quan trọng của các cuộc giao dịch.
Phân biệt diện tích thông thủy và diện tích tim tường
Để phân biệt hai loại diện tích này, chúng ta cần dựa vào một số yếu tố sau
- Các phần được tính diện tích: nếu xác định diện tích theo phương pháp diện tích thông thủy thì các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công là phần được xác định là diện tích căn hộ. Còn đối với diện tích tim tường là bao gồm tường ngăn căn hộ, diện tích sàn có xây cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong đó.
- Các phần không tính: đối với diện tích tim tường thì theo phương pháp này mọi phần trong căn hộ đều được xác định là diện tích căn hộ tuy nhiên đối với diện tích thông thủy thì trừ các phần như phần diện tích tường bao, tường chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ đó.
- Về cách sử dụng: diện tích thông thủy chị sử dụng đối với phần phía trong của các căn hộ cho nên diện tích này mới được gọi là diện tích lọt lòng. Còn đối với diện tích tim tường là bao gồm diện tích của tất cả các tường xây dựng căn hộ, và quyết định quyền sở hữu tài sản.
- Thuật ngữ thường sử dụng trong mua bán bất động sản: diện tích thông thủy là diện tích sở hữu hay diện tích sàn còn đối với diện tích tim tường là diện tích xây dựng hay diện tích phủ bì.
- Loại hình bất động sản: đối với diện tích thông thủy là các loại hình khác nhau căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để biết chính xác giá mua của bất động sản đó. Còn đối với diện tích tim tường là chỉ áp dụng đối với các căn hộ chung cư giá bán được xác định theo diện tích tim tường.
Từ những đặc điểm phân biệt trên, chúng ta có thể thấy được rằng nếu diện tích căn hộ được xác định theo phương pháp diện tích tim tường thì diện tích căn hộ có thể lớn hơn so với việc xác định theo diện tích thông thủy. Từ đó, người bán hay người mua tự xác định phương pháp đo diện tích phù hợp với mục đích của cả hai bên.
Xác định diện tích căn hộ tính như thế nào
Việc xác định diện tích căn hộ là tùy thuộc vào quyền lựa chọn của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong hai cách nói trên. Tuy nhiên để có lợi cho các chủ đầu tư, mà họ lựa chọn phương pháp tính diện tích tim tường. Từ đó xảy ra nhiều vấn đề bất cập trong quá trình mua bán căn hộ.
Cụ thể, hiện nay các chủ đầu tư thường sử dụng những phương pháp đánh lừa tâm lý người mua bằng việc tăng diện tích thực tế của căn hộ lên nhưng giảm đơn giá của một mét vuông căn hộ. Từ đó gây ra thiệt hại cho người mua lẫn tiền và một số yếu tố khác như diện tích căn hộ được sử dụng sẽ nhỏ hơn so với thực tế, thiệt hại về chi phí quản lý chung cư vì phí quản lý chung cư được tính theo diện tích căn hộ ghi nhận trong mỗi hợp đồng mua bán.
Chính vì điều này mà luật nhà ở năm 2014 có quy định, diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong căn hộ thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ chỉ được tính theo phương pháp thông thủy. Cách này là cách tính đúng chuẩn, hợp lý, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi tối đa của người mua nhà. Tránh được sự phát sinh mâu thuẫn giữa người mua và người bán.
Người mua được đảm bảo quyền lợi bằng việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ hồng trong đó có ghi cụ thể diện tích sử dụng căn hộ. Từ đó, người mua muốn xác định diện tích thì hãy tham khảo sổ hồng trước khi mua.
Thông qua bài viết trên, bạn đọc được cung cấp thêm những thông tin liên quan đến diện tích thông thủy. Đây là một phương pháp để giúp bảo vệ quyền lợi của người mua. Bạn đọc có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.