Dự Án Là Gì? Đặc Điểm Phân Loại Và Các Bước Thiết Lập Dự Án

Khi tiến hành đầu tư kinh doanh hay xây dựng, bạn thường nghe đến cụm từ “Dự án”. Vậy dự án là gì? Bạn có đang hiểu đúng về nó? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chính xác về dự án là gì và những thông tin cần thiết.

Dự án là gì?

Dự án là hệ thống tập hợp tất cả những công việc liên quan với nhau, có mục tiêu và mục đích rõ ràng. Chuỗi công việc trong dự án phải rõ ràng, xác định rõ về mặt thời gian, giới hạn về mặt tài chính cũng như phân công cụ thể về nguồn lực.

Dự án là gì

Một dự án được coi là thành công khi tiến trình thực hiện công việc được thực hiện một cách rõ ràng, khoa học, giảm được các chi phí phát sinh tránh thất thoát tiền của.

Phân loại dự án

Dựa vào tính chất dự án có thể chia dự án làm ba loại, cụ thể

Phân loại dự án

  • Dự án đầu tư: Là tổng thể các hoạt động đã được dự kiến thực hiện. Được xác định rõ các yếu tố như nguồn lực và chi phí cần thiết thực hiện các hoạt động dự kiến đó. Có sự yêu cầu chặt chẽ giữa việc bố trí thời gian và địa điểm. Được tiến hành theo hướng mở rộng và không ngừng cải tạo để đạt được mục đích sinh lời tốt nhất.
  • Dự án đầu tư công: Là hoạt động của nhà nước trong việc đầu tư các chương trình, dự án xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Mục đích của các dự án này là nhằm phục vụ người dân, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế – xã hội.
  • Dự án hợp tác công tư: “công” là chỉ nhà nước, “tư” là chỉ các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Dự án hợp tác công tư là sự hợp tác giữa nhà nước và các nhà đầu tư doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án phát triển kinh-xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công. Mối quan hệ này được thể hiện bằng hợp đồng hợp tác giữa các bên.

Đặc điểm của dự án

Đặc điểm chung cho các loại dự án là:

  • Có mục tiêu và mục đích rõ ràng
  • Có thời gian ấn định để hoàn thành. Trong một dự án, cần xác định cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
  • Xuất hiện chủ yếu và liên quan đến nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi một dự án cần xác định rõ tính chuyên môn.
  • Các dự án có nội dung chưa được thực hiện trước đó giờ mới được thực hiện. Tức là dự án phải có trước khi tiến hành xây dựng, thực hiện.
  • Các dự án phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định
  • Trong các bản dự án phải thỏa mãn về các yêu cầu chất lượng, chi phí bỏ ra và dự trù chi phí có thể phát sinh.

Đặc điểm của dự án

Những công việc cần phải thực hiện khi lập dự án

Khi tiến hành lập một bản dự án, bạn cần thực hiện các công việc sau:

  • Đối với bất kỳ một hoạt động đầu tư kinh doanh nào cũng cần thực hiện hoạt động nghiên cứu, đánh giá thị trường từ đó rút ra dự án liệu có nên được triển khai trên thực tế.
  • Khi thấy được khả năng sinh lời từ dự án, bạn cần xác định được các thời điểm vàng để đầu tư và tính chất quy mô của dự án.
  • Lựa chọn hình thức đầu tư như hình thức góp vốn, hợp tác kinh doanh BBC hay hình thức đầu tư công tư PPP.
  • Từ hoạt động trên, bắt đầu tiến hành lựa chọn địa bàn đầu tư.

Những công việc cần phải thực hiện khi lập dự án

Sau khi hoàn tất các hoạt động nêu trên thì bắt đầu tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư này được biểu hiện trên 2 dạng văn kiện sau:

  • Một là, văn kiện báo cáo tiền khả thi: đây là một báo cáo nhằm cung cấp những thông tin cơ bản, tổng quát nhất của dự án. Mục đích của bản báo có này là nhằm đánh giá sơ bộ tính khả thi thực hiện của dự án. Từ đó tìm ra được phương hướng tối ưu cho dự án. Ngoài ra, bản báo cáo tiền khả thi là nền tảng cho việc xây dựng bản báo cáo khả thi.
  • Hai là, Văn kiện báo cáo khả thi là bản báo cáo tập hợp các số liệu, dữ liệu, cũng như đánh giá, phân tích về các nội dung có trong dự án. Bản văn kiện này nhằm mục đích để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư hay không.

Nội dung cần phải có trong bản báo cáo dự án

Đối với bản báo cáo tiền khả thi bao gồm:

  • Bản báo cáo phải thể hiện được định hướng của dự án là đầu tư cho cái gì, dự đoán khả năng phát sinh các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn khi thực hiện dự án,
  • Xác định rõ quy mô và hình thức đầu tư. Quy mô là không giới hạn tùy vào điều kiện kinh tế của các chủ đầu tư. Hình thức đầu tư cũng sẽ do chủ đầu tư lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
  • Đánh giá và phân tích khu vực định đầu tư bao gồm các vấn đề như nhân công, yếu tố môi trường, đất xây dựng,…
  • Lựa chọn phương án xây dựng sao cho phù hợp với tổng mức chi phí đầu tư, khả năng thu hồi vốn trong tương lai. Khả năng thu hồi trong tương lai lại phải đáp ứng được khả năng thu hồi vốn, trả nợ, trả lãi (nếu có),…
  • Bên cạnh đó bản báo cáo phải đánh giá được hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội cũng như tổng hợp các hạng mục, thành phần, cấu tạo của dự án.

Nội dung cần phải có trong bản báo cáo dự án

Đối với bản báo cáo khả thu bao gồm:

  • Thể hiện được mục tiêu, địa điểm, quy mô, tính chất của dự án, xác định được số vốn đầu tư, thời gian tiến hành một dự án.
  • Bản báo cáo còn phải thể hiện được giải pháp về mặt kiến trúc, công nghệ,…
  • Phải có mục riêng dành cho phương án sử dụng lao động, nguồn vốn, quản lý dự án.
  • Ngoài ra, các yếu tố như hiệu quả đầu tư, Mối quan hệ và trách nhiệm của các bên cũng phải được thể hiện rõ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến dự án. Bạn đọc nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.