Hạ tầng xã hội là gì? Thực trạng và yêu cầu khi quy hoạch

Hạ tầng xã hội là những công trình được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó chúng còn có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và được xây dựng nhằm mục đích nâng cao đời sống cộng đồng tại một khu vực nhất định. Vậy các bạn đã thực sự hiệu hạ tầng xã hội là gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về hạ tầng xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến quy hoạch công trình hạ tầng xã hội thông qua bài viết này.

Hạ tầng xã hội là gì?

Hạ tầng xã hội được hiểu là những công trình được xây dựng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu công cộng của xã hội, chúng mang nhiều ý nghĩa về xã hội hơn là về mặt kinh tế. Thông thường, hệ thống công trình hạ tầng xã hội sẽ bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và một số công trình khác,… Chúng được tổ chức một cách cân đối và liên kết với nhau trong một không gian nhất định.

Hạ tầng xã hội là gì

Bên cạnh hạ tầng xã hội, quy hoạch hạ tầng xã hội được hiểu là việc tổ chức hệ thống không gian công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực địa giới hành chính nhất định như thị trấn, huyện, xã, thành phố của một tỉnh hoặc liên tỉnh. Để nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân và phù hợp với nhu cầu thực tế trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước trong từng thời kỳ. Bởi vậy, tại những thời điểm khác nhau và tại những địa phương khác nhau thì quy hoạch hạ tầng xã hội cũng sẽ khác nhau và mang những đặc trưng vô cùng riêng biệt.

Hạ tầng xã hội bao gồm những gì?

Theo quy định tại mục 1.2 của QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM QUY HOẠCH XÂY DỰNG 01:2008/BXD do bộ xây dựng ban hành năm 2008, hạ tầng xã hội được quy định bao gồm các công trình như sau

Hạ tầng xã hội bao gồm những gì

  • Các công trình về nhà ở.
  • Công trình giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, công trình vận tải công cộng, sân bay, đường thủy…
  • Hệ thống công cộng như đường điện, đường cấp, thoát nước, đường cấp khí ga, viễn thông, cáp truyền hình…
  • Các công trình phục vụ mục đích công cộng như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại,…
  • Các dịch vụ công cộng như công trình phòng cháy chữa cháy, các bệnh viện, công an, trường học..
  • Các công trình như công viên, cây xanh quảng trường, mặt nước.
  • Các công trình dành cho cơ quan hành chính đô thị.
  • Và các công trình hạ tầng xã hội khác.

Thực trạng quy hoạch hạ tầng xã hội hiện nay

Hiện nay, trong quá trình quy hoạch, xây dựng cũng như phát triển, việc tổ chức không gian sống cho người dân đặt ra yêu cầu phải có sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cùng các nhu cầu thiết yếu về hạ tầng kỹ thuật như đi lại, giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống điện,… Bởi đây là những nhu cầu vật chất vô cùng quan trọng và cần thiết, chúng cần được xây dựng trước sau đó là đi kèm với các nhu cầu về hạ tầng xã hội như học tập, văn hóa, thể thao hay các dịch vụ y tế, chữa bệnh,…

Thực trạng quy hoạch hạ tầng xã hội hiện nay

Mặc dù đây là những nhu cầu thiết yếu tuy nhiên chúng thường được xây dựng sau các hạ tầng kỹ thuật bởi điều này phù hợp với logic “đường, điện – trường, trạm”. Nhưng về mặt tổng thể thì việc phát triển và xây dựng phải được đồng bộ với cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên khi đầu tư xây dựng, các công trình về hạ tầng xã hội tại các đô thị thường được bắt đầu sau khi các đô thị đã được hình thành. Nguyên nhân cũng một phần là bởi các chính quyền cũng như các chủ đầu tư chưa quan tâm đầu tư xây dựng một cách đồng bộ giữa cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Việc này đã kéo theo hệ lụy là hầu hết các đô thị chỉ chú trọng đến công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn các công trình hạ tầng xã hội thì không được quan tâm xây dựng, dẫn đến việc không đáp ứng được các nhu cầu về cuộc sống tối thiểu của người dân.

Chính vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, các quy hoạch, xây dựng hạ tầng xã hội phải được đi đôi với việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Có như vậy các đô thị tại Việt Nam mới có thể phát triển một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

Mục tiêu quy hoạch hạ tầng xã hội

Tại Việt Nam, khi quy hoạch hạ tầng xã hội cần phải đáp ứng được một số mục tiêu cơ bản như

Mục tiêu quy hoạch hạ tầng xã hội

  • Đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, giải trí, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác của người dân.
  • Nâng cao và đáp ứng một cách toàn diện, đầy đủ những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả năng suất lao động.
  • Tạo lập và phát triển một cách hài hoà, cân đối, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của các thành phần cơ cấu khác trong vùng.
  • Giảm bớt sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ với nhau trong cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng.
  • Đáp ứng được các yêu cầu hội nhập quốc tế và sẵn sàng ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
  • Bảo đảm tính đồng bộ về mặt không gian kiến trúc cảnh quan giữa hệ thống hạ tầng xã hội với hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.

Quy hoạch hạ tầng xã hội khi đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu như trên sẽ tạo ra cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư cũng như sử dụng đất đai tại các khu vực. Đồng thời, nó sẽ tạo ra một môi trường sống và cảnh quan sống an toàn, sạch đẹp, thân thiện với con người. Từ đó tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hiện đại hóa, công nghệ hóa phục vụ con người một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Yêu cầu quy hoạch hạ tầng xã hội

Để đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đề ra như trên, việc quy hoạch hạ tầng xã hội phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định như

Yêu cầu quy hoạch hạ tầng xã hội

  • Phải xác định được mô hình liên kết và mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng xã hội với các chức năng khác trong khu vực dân cư sinh sống.
  • Phải xác định được các vùng chức năng chính trong khu vực để có thể định hướng phát triển hạ tầng xã hội một cách hợp lý.
  • Phải xây dựng những đề xuất, yêu cầu và chỉ tiêu, quy mô của công trình hạ tầng xã hội phù hợp với khu vực trong từng giai đoạn phát triển.
  • Cần phải đề xuất và xây dựng những giải pháp phù hợp về quy hoạch sử dụng đất cho các công trình hạ tầng xã hội. Như tận dụng được mức sử dụng đất hỗn hợp tối đa, đảm bảo được sự linh hoạt để bố trí các công trình hạ tầng xã hội phù hợp với chiến lược phát triển tại khu vực.
  • Ngoài ra, việc quy hoạch hạ tầng xã hội còn phải phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và cấu trúc phát triển chung của khu vực. Đảm bảo hợp lý về mặt tổ chức không gian giữa các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực với các khu vực lân cận khác, nhằm đảm bảo sự phát triển  đồng bộ giữa các khu vực cũng như có hiệu quả bền vững lâu dài về phát triển kinh tế xã hội.

Trên đây là những chia sẻ về hạ tầng xã hội cũng như vấn đề quy hoạch hạ tầng xã hội. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm những thông tin bổ ích về hạ tầng xã hội.