Hoàn công nhà là gì? Tại sao cần phải làm thủ tục hoàn công

Khi hoàn thiện xong một công trình xây dựng hay một công trình về nhà ở, các bạn đều phải thực hiện một thủ tục hành chính được gọi là hoàn công. Vậy các bạn đã biết thành công là gì hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hoàn công nhà là gì, và tại sao phải làm thủ tục hoàn công nhà trong bài viết này.

Hoàn công nhà là gì?

Hoàn công trong xây dựng hay hoàn công nhà được hiểu là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng các công trình, nhà cửa. Thủ tục này nhằm mục đích xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành xong công trình xây dựng sau khi đã được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công, nghiệm thu và hoàn thành công trình xây dựng.

Hoàn công là gì

Hoàn công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là điều kiện để được cấp, đổi lại sổ hồng. Trong đó, để xác nhận những sự thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Như vậy, ngôi nhà sau khi xây dựng muốn được cấp sổ hồng thì phải hoàn thiện thủ tục hoàn công.

Vì sao cần phải hoàn công?

Hoàn công là một thủ tục vô cùng quan trọng được ghi nhận tại Luật Xây Dựng năm 2014. Đồng thời, hiện nay pháp luật dân sự về quyền sở hữu tài sản ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức được chia thành hai loại đó là các tài sản cần phải đăng ký sở hữu và tài sản không cần phải đăng ký sở hữu.

Vì sao cần phải hoàn công

Các tài sản như nhà ở hay công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản cần phải đăng ký sở hữu. Bởi lẽ đó, muốn đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản này thì chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục hoàn công thì công trình mới được thừa nhận về mặt pháp lý.

Như những chia sẻ trên, hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp, đổi lại sổ hồng, thể hiện những sự thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi đã được thi công. Đối với nhà ở riêng thì sau khi xây dựng phải hoàn thiện việc này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ hồng.

Nếu chưa thực hiện thủ tục này và chưa có giấy tờ hoàn công thì chủ sở hữu sẽ chưa được công nhận là chủ sở hữu về mặt pháp luật của tài sản đó. Điều này sẽ gây rất nhiều rủi ro pháp lý cho chủ sở hữu. Chính vì vậy, các bạn cần phải hoàn thiện thủ tục hoàn công trước khi xin cấp sổ hồng để chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở hay các tài sản khác gắn liền với đất.

Khi nào cần phải hoàn công

Theo quy định tại Luật Xây Dựng năm 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tại đô thị, mọi công trình xây dựng đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng tức là đều cần phải thực hiện thủ tục hoàn công. Còn đối với các công trình xây dựng hay nhà ở tại nông thôn thì nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong các khu bảo tồn khu di tích lịch sử khu văn hóa mới cần thực hiện thủ tục hoàn công.

Khi nào cần phải hoàn công

Các bạn cũng cần lưu ý, thủ tục hoàn công nhà sẽ chỉ được tiến hành khi các bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu chịu trách nhiệm thi công sẽ phải hoàn thiện tất cả các công đoạn của việc thi công, nghiệm thu, dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ nghiệm thu toàn phần công trình. Khi đó sẽ là thời điểm chuẩn bị diễn ra thủ tục hoàn công nhà.

Quy trình, thủ tục hoàn công

Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị cho hoàn công

Theo quy định tại thông tư 05/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng thì hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị cho điều hoàn công bao gồm

Quy trình thủ tục hoàn công

  • Giấy phép xây dựng: Đây chính là sự xác nhận của cơ quan nhà nước cho phép thực hiện việc xây dựng công trình, nhà cửa,… trong phạm vi được cấp phép đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
  • Hợp đồng xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có): Đây là hợp đồng được ký kết giữa chủ sở hữu, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát, thi công. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình trong dự án, công trình xây dựng đó. Hợp đồng được soạn thảo ra giấy làm nhiều bản và có ký kết, lưu giữ lại.
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Các báo cáo này thường có form sẵn, các bên chỉ cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Bản vẽ được áp dụng khi thi công công trình có sai hoặc khác so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
  • Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).
  • Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).

Đơn vị tham gia nghiệm thu và trách nhiệm các bên

Bên cạnh việc chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ như quy định thì việc hoàn công còn cần có sự tham gia của các đơn vị nghiệm thu. Các đơn vị tham gia nghiệm thu và xác nhận hoàn thiện quá trình xây dựng nhà ở hay công trình bao gồm

Đơn vị tham gia nghiệm thu và trách nhiệm của các bên

  • Chủ đầu tư: Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc nghiệm thu cũng như cùng chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình xây dựng và đảm bảo việc ký kết trong biên bản, các giấy tờ nghiệm thu. Chủ đầu tư cũng có trách nhiệm liên hệ với bên tư vấn thiết kế để làm lại bản vẽ thi công công trình khi có sự thay đổi so với cấp phép ban đầu.
  • Đơn vị thi công xây dựng: Đây là đơn vị trực tiếp thi công xây dựng cũng như hoàn thiện công trình. Chính vì vậy, từ khi bắt đầu làm nền móng cho đến khi công việc xây dựng đã được hoàn thiện, đơn vị thi công xây dựng có trách nhiệm phải thu dọn hiện trường, lập bản vẽ cũng như hoàn thiện các giấy tờ và chứng từ liên quan đến việc nghiệm thu và bàn giao công trình. Đơn vị thi công cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng xây dựng đã được lập.
  • Đơn vị tư vấn giám sát xây dựng (nếu có): Các trường hợp quá trình thi công có sự tham gia của các đơn vị tư vấn và giám sát xây dựng thì đây là những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tư vấn, kiểm tra và giám sát thường xuyên trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu cũng như bàn giao. Các đơn vị này có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công của công trình theo bản vẽ thiết kế được ghi nhận trong hợp đồng giữa các bên. Các đơn vị này cũng cần phải tham gia vào việc kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Đơn vị thiết kế công trình cần phải tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu thì đơn vị này cũng cần phải thiết kế, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề hoàn công nhà. Có thể thấy đây là một thủ tục vô cùng cần thiết và quan trọng khi thi công cũng như xây dựng các công trình trên thực tế. Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích, giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoàn công nhà cũng như các hồ sơ, thủ tục và quy trình thực hiện việc hoàn công nhà.