Khu Đô Thị Là Gì? Những Quy Định Pháp Luật Mới Nhất Cần Biết

Khu đô thị đang là xu thế nổi cộm tại Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều tại các dự án bất động sản. Đây cũng chính là tiêu chí để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia. Vì khu đô thị là sự đồng bộ hóa về cơ sở hạ tầng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin liên quan đến khu đô thị.

Khu đô thị là gì

Ở Việt Nam, khái niệm về khu đô thị xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên vào năm 2009, luật quy hoạch đô thị định nghĩa đô thị là khu vực tập trung đông dân cư, có mật độ dân số cao, có hoạt động chủ yếu là ngành kinh tế phi nông nghiệp. Là nơi tụ họp của các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, hành chính, nơi tạo ra GDP đầu người cao cũng như giúp thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương cũng như quốc gia.

Khu đô thị là gì

Từ khái niệm đô thị trên, khu đô thị được định nghĩa là khu vực xây dựng một hoặc nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn giữa các ranh giới tự nhiên hoặc ranh giới nhân tạo. Khu đô thị là nơi tập hợp của các đơn vị ở, các công trình dịch vụ, các dịch vụ công cộng.

Tuy nhiên, khái niệm mới xuất hiện gần đây nó là khu đô thị mới lại được định nghĩa là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, cơ sở xã hội, cũng như nhà ở.

Đặc điểm khu đô thị

Một số đặc điểm của các khu đô thị hiện nay

Đặc điểm của khu đô thị

  • Dân số đạt được mức tối thiểu từ 4000 người.
  • Người lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp phải đạt được mức thấp nhất là 40 %. Ngành kinh tế phi nông nghiệp được hiểu là ngành nghề Không gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp
  • Mật độ dân số cũng như mật độ xây dựng cao hơn so với các khu vực khác.
  • Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật

Phân loại khu đô thị

Trên thực tế khu đô thị được chia thành nhiều loại khác nhau tuy nhiên một số tiêu chí để giút phân loại khu đô thị như

Phân loại các khu đô thị

  • Dựa vào mật độ dân số
  • Dựa vào vai trò cũng như vị trí của khu đô thị
  • Dựa vào tỷ lệ lao động trong khu vực
  • Dựa vào trình độ phát triển kiến trúc cảnh quan và cơ sở hạ tầng ở khu vực đó

Các tiêu chí để đánh giá khu đô thị

Một số tiêu chí để đánh giá là khu đô thị như hạ tầng đồng bộ, dịch vụ tiện ích cung cấp, giữa cư dân không xảy ra tranh chấp, không có sự sai phạm pháp lý cũng như cộng đồng xây dựng được một môi trường văn hóa. Ngoài những tiêu chí trên, khu đô thị còn phải tích hợp thêm chức năng khác như thương mại dịch vụ, tài chính, giải trí,… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân tại khu đô thị.

Các tiêu chí đánh giá khu đô thị

Một số khu đô thị nổi tiếng tại Việt Nam như khu đô thị ecoPark, khu đô thị Vinhome time city, khu đô thị Phú Mỹ hưng, khu đô thị Vinhome central Park,…

Các khu đô thị nói trên đã đảm bảo được tiêu chí về diện tích khu đô thị (diện tích trên 50 ha), quy mô dân số cũng như số lượng căn hộ đảm bảo từ mức 5000 người trở lên tương đương với 1000 căn hộ. Vị trí của các khu đô thị này phù hợp với bản quy hoạch xây dựng.

Các dự án khu đô thị

Theo quy định của pháp luật tại nghị định số 11/2013/NĐ-CP một số dự án đầu tư được coi là khu đô thị bao gồm những loại sau

Các dự án khu đô thị

  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
  • Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị: dự án này được hiểu là tái tạo lại một khu vực cũ thành khu đô thị.
  • Dự án bảo tồn cũng như tôn tạo lại khu đô thị.
  • Dự án tái thiết khu đô thị.
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp: tức là dự án mang đến nhiều chức năng khác nhau như để ở, kinh doanh, dịch vụ,…

Phân biệt khu đô thị với khu dân cư

Để phân biệt được khu đô thị với khu dân cư, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau

Phân biệt khu đô thị và khu dân cư

  • Khu dân cư được hiểu là khu vực bao gồm các hộ gia đình cư trú, cùng sinh sống trong một phạm vi địa lý nhất định. Số lượng người sinh sống trong khu dân cư là không có số lượng nhất định. Trong khi đó, số lượng dân cư trong khu đô thị phải từ 4000 trở lên
  • Mật độ dân số của khu đô thị cũng cao hơn so với khu dân cư.
  • Những tiện ích mà khu đô thị đem lại cũng cao hơn so với khu dân cư.
  • Trong mỗi khu dân cư thì mỗi gia đình sẽ sở hữu một sổ đỏ riêng. Trong khi đó khu đô thị mỗi người dân có sổ đỏ nhưng thời hạn sử dụng lại ngắn hơn.
  • Thời gian hình thành của khu dân cư là nhanh hơn so với khu đô thị. Khu dân cư thường rơi vào khoảng 3 năm trong khi đó khu đô thị có thể kéo dài thời gian từ 5 đến 15 năm.

Các quy định pháp luật về khu đô thị

  • Thứ nhất, đối với quy hoạch khu đô thị:

Tại Điều 14 của quy hoạch khu đô thị Nghị định số 11/2013/NĐ-CP Quy định về quy hoạch chi tiết của dự án như sau: việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết của một dự án phải luôn tuân theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, đảm bảo được khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng cũng như các tiện ích mang lại.

Các đồ án quy hoạch đô thị phải được phê duyệt và phải đảm bảo rằng không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị xung quanh cũng như làm chất lượng sống của người dân đi xuống. Việc điều chỉnh này phải được xác định theo không gian xây dựng cơ sở hạ tầng dùng để bố trí đường dây, bể, hào,…

Các quy định pháp luật về khu đô thị

  • Thứ hai, về thẩm quyền chấp nhận dự án các khu đô thị mới:

Tại điều 21 của nghị định nêu trên, thì thẩm quyền cho việc chấp nhận các dự án khu đô thị mới được quy định:

Thủ tướng chính phủ là người được quyền quyết định chấp nhận cách đầu tư sau khi đã được bộ xây dựng cho ý kiến về những dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên, hoặc là các dự án thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng, hoặc là ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận các dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha đến 100 ha sau khi đã được bộ xây dựng thống nhất với ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền quyết định chấp nhận cách đầu tư dự án còn lại.

  • Thứ ba, Trình tự để tiến hành: Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị, sau đó sẽ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê chuẩn phê duyệt, khi đã được thông qua thì cấp bản quy hoạch đô thị sẽ được lập thành chi tiết, bản kế hoạch chi tiết đó vẫn phải được thẩm định và phê duyệt lại.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khu đô thị. Bài viết giúp bạn đọc có thêm những kiến thức chính xác về quy định của pháp luật cũng như phân biệt được khu đô thị với khu dân cư. Bạn đọc nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.