Phân Loại Và Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Và Những Quy Định

Công trình xây dựng được tạo nên bởi những vật liệu xây dựng, công sức của con người cũng như các thiết bị lắp đặt công nghệ. Dựa vào những công năng và mục đích khác nhau mà có những cách phân loại công trình xây dựng cũng như phân cấp công trình xây dựng là khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về cách phân loại công trình xây dựng và phân cấp công trình xây dựng.

Phân loại công trình xây dựng

Theo nghị định 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thì công trình xây dựng được phân loại như sau

Phân loại công trình xây dựng

  • Đầu tiên phải kể đến là công trình dân dụng đây là loại công trình khá phổ biến bao gồm như xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư, xây dựng các công trình như trường, trạm, nhà công cộng, khách sạn, nhà nghỉ, nhằm mục đích phục vụ giao thông, thông tin liên lạc, các công trình công cộng như nhà ga, bến xe, các công trình liên quan đến trạm thu phát sóng, truyền hình, thể thao,…
  • Công trình công nghiệp bao gồm các hạng mục công trình khai thác dầu khí, khai thác tài nguyên thiên nhiên như than, quặng, ngành công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất, phục vụ công nghệ điện tử tin học, công trình phục vụ việc xây dựng năng lượng, vật liệu nổ, công trình liên quan đến thực phẩm, hoặc những công trình liên quan đến mục đích luyện kim
  • Các công trình công nghiệp và phát triển nông thôn như công trình thuỷ lợi, hồ nước, đọc, trạm bơm nước, các công trình liên quan đến ống dẫn nước, kênh rạch, các công trình liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản.
  • Công trình hạ tầng là những công trình có mục đích xử lý nước thải, cấp nước, thoát nước, hoặc những công trình liên quan đến bãi chứa, bẩy dùng để chôn, xử lý rác thải.
  • Một công trình vô cùng quan trọng mà bất kỳ một Quốc gia nào cũng có là loại công trình xây dựng quốc phòng, an ninh nhằm mục đích phục vụ an ninh, quốc phòng được thực hiện trên cơ sở vốn của bộ công an và bộ quốc phòng.
  • Ngoài ra công trình xây dựng còn một số loại như công trình giao thông là bao gồm những hạng mục như công trình sân bay, bến bãi, đường sắt, đường bộ,..

Phân cấp công trình xây dựng

Việc phân cấp công trình là vô cùng quan trọng sẽ được dựa trên cơ sở kết cấu công trình, quy mô công trình, dưới đây là một số nguyên tắc để xác định cấp công trình được quy định tại thông tư 03/2016 TT-BXD, Cụ thể

Phân cấp công trình xây dựng

  • Công trình dân dụng thủ công trình giáo dục cấp đại học, trung học, cao đẳng nếu có số lượng sinh viên lớn hơn 8000 sinh viên sẽ thuộc cấp một, từ năm 1000 đến 8000 sinh viên sẽ thuộc cấp hai, cấp ba sẽ là từ 5000 sinh viên trở xuống.
  • Công trình thể thao sân thi đấu được phân cấp vào cấp đặc biệt nếu khán đài có sức chứa trên 40.000 chỗ ngồi, cấp một sẽ có sức chứa từ 20.000 đến 40.000 chỗ hồi cấp hai là chỉ có sức chứa dưới 5000 chỗ ngồi.
  • Các công trình dân dụng là nhà ga thì được phân cấp dựa vào lượt khách tham gia. Từ 10.000.000 lượt khách trên một năm thì sẽ thuộc công trình xây dựng cấp một, dưới 10.000.000 lượt khách sẽ là công trình cấp hai.
  • Đối với các công trình công nghiệp thuộc công trình luyện kim và cơ khí chế tạo nhà máy luyện kim màu của công trình cấp một nếu có sẵn lượng là 0,5 triệu tấn thành phẩm trên một năm, sẽ là công trình thuộc cấp hai nếu số lượng thành phẩm rơi vào 0,1 đến 0,5 triệu tấn trên một năm, Cấp ba là đối với những công trình chỉ sản xuất ra 0,1 triệu tấn thành phẩm trên một năm.
  • Đối với công trình khai thác mỏ, chế biến khoáng sản thế lượng khai thác trên một năm từ 0,3 đến 1 triệu tấn thì được xếp vào công trình cấp hai, dưới 0,3 triệu tấn thì thuộc công trình cấp ba và trên triệu tấn thì thuộc vào công trình cấp một.
  • Đối với lại công trình giao thông thuộc công trình đường bộ cao tốc độ phân cấp dựa vào tốc độ thiết kế là 100km/h thì được phân cấp và công trình đặc biệt, từ 80 đến 100km/h khi được phân cấp là công trình cấp một, và sẽ là công trình cấp ba nếu tốc độ chỉ rơi vào 60 đến 80km/h.

Mục đích và ý nghĩa của việc phân cấp công trình xây dựng

Mục đích và ý nghĩa của việc phân cấp và phân loại các công trình xây dựng nhằm thể hiện tầm quan trọng về kinh tế, xã hội cũng như mức độ an toàn cho người và tài sản trong suốt quá trình vận hành, khai thác sử dụng công trình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện một số  hoạt động như sau

Mục đích và ý nghĩa của việc phân cấp công trình xây dựng

  • Quản lý phân loại năng lực của chủ thể tham gia xây dựng: có nghĩa là đối với công trình cấp bốn thì không cần chứng chỉ năng lực hành nghề, nhưng đối với công trình cấp một lại cần chứng chỉ năng lực để thực hiện.
  • Yêu cầu việc cấp công trình sẽ phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và số bước thiết kế
  • Xác định được trách nhiệm của các bên tham gia xây dựng, thiết kế, nghiệm thu, giúp quản lý được chi phí đầu tư cũng như các hợp đồng xây dựng.
  • Xác định được thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: đối với mỗi loại công trình sẽ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau tiến hành việc cấp phép xây dựng.
  • Quy định về thời hạn bảo hành và quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng: đây là một công việc vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình vận hành cũng như khai thác sử dụng công trình.
  • Quy định về sự phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố đó: tức là bất kỳ một công trình nào cũng có thể xảy ra một số sự cố nhất định để có hướng giải quyết nhất định thì cần có sự quy định về thẩm quyền giải quyết sự cố đó.

Quy định tiêu chuẩn phân cấp công trình xây dựng

Tại điều 2 thông tư 03/2016 TT-BXD Quy định cách xác định các nguyên tắc, tiêu chí để phân cấp công trình xây dựng từ đó cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau

Quy định tiêu chuẩn phân cấp công trình xây dựng 

  • Mức độ an toàn cho người và tài sản: một công trình để được đưa vào sử dụng cần đảm bảo đủ yếu tố bền vững, phải được nghiệm thu trước khi công trình được đưa vào hoạt động.
  • Độ bền, tuổi thọ của công trình: do tác động của nhiều yếu tố khác nhau như khí hậu, tác động lý học, hóa học mà công trình theo thời gian sẽ bị thoái hóa. Vì vậy cần xác định được độ bền cũng như tuổi thọ của công trình để từ đó xác định được thời gian sử dụng của công trình đó.
  • Đồ an toàn khi có cháy: Tức là trong một công trình khi có cháy cần phải xác định rõ được độ chịu nhiệt của các vật liệu kết cấu lên công trình.

Từ những yêu cầu trên thì công trình được chia làm năm cấp theo cách độ bền như sau:

  • Là công trình cấp đặc biệt nếu có thời hạn sử dụng trên 100 năm
  • Cấp công trình xây dựng cấp một nếu thời gian sử dụng rơi vào khoảng 100 năm
  • Là công trình cấp hai nếu rơi vào khoảng 50 đến 100 năm
  • Là công trình cấp ba nếu có thời hạn sử dụng rơi vào 20 đến dưới 50 năm
  • Công trình cấp thấp nhất là cấp bốn nếu có thời gian sử dụng là dưới 20 năm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến việc phân cấp và phân loại công trình xây dựng. Nếu bạn đọc có câu hỏi hay thắc mắc hãy để lại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi trong thời gian ngắn nhất.