Trong giới đầu tư và kinh doanh việc chủ đầu tư vay vốn để lập nghiệp không còn quá xa lạ với chính ta. Khi làm ăn càng lớn thì vốn càng nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cũng phải chi trả một khoản lớn tiền lãi cho ngân hàng hàng tháng hoặc hàng quý. Tuy nhiên để vay được số vốn ấy thì gia chủ cũng cần có khối lượng tài sản tương đương hoặc lớn hơn số tiền vay ngân hàng thì ngân hàng mới chấp thuận cho bạn thế chấp. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm về việc phát mãi tài sản sản và khi nào thì bị phát mãi tài sản.
Phát mãi tài sản là gì?
Tài sản của bạn mang đi thế chấp tại các đơn vị cơ quan cho vay vốn như ngân hàng. Trường hợp bạn làm ăn thua lỗ bạn không đủ khả năng để trả các khoản lãi và vốn đã vay tại ngân hàng thì khối tài sản dùng để thế chấp của bạn sẽ được ngân hàng mang ra bán công khai theo đúng quy định của pháp luật nhằm thu hồi hồi nguồn vốn đã cho vay.
Ta có ví dụ như sau:
Anh An mở chuỗi cửa hàng bánh mì mang thương hiệu “Bánh mì sạch” trên khắp các tỉnh thành lớn của nước ta. Anh huy động vốn từ ngân hàng và thế chấp toàn bộ tài sản của mình để được ngân hàng chấp thuận cho vay. Nhưng đang làm ăn tấn tới cơn bão dịch Covid 19 ập đến khiến cơ ngơi của anh trên hầu khắp các tỉnh thành đều phải đóng cửa. Anh không đủ ngân sách để chi trả tiền mặt bằng và tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng, khoản vay của anh chuyển thành nợ xấu. Điều này buộc ngân hàng phải đưa toàn bộ số tài sản anh thế chấp ra rao bán trên thị trường nhằm thu hồi vốn của ngân hàng và thanh toán khoán nợ mà anh cần trả.
Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản không?
Trong quá trình vay vốn ngân hàng và chủ đầu tư (người vay vốn) đã thỏa thuận các tài sản thế chấp trong trường hợp không trả được vốn và lãi cho ngân hàng. Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình với bên cho vay thì bên vay có quyền quyết định số tài sản đã đem thế chấp. Khi cả hai bên đồng thuận với quyết định trên thì mới tiến hành làm hợp đồng cho vay vốn. Do đó, ngân hàng có quyền phát mãi tài sản của bạn.
Trình tự và thủ tục phát mãi tài sản
Phát mãi tài sản liên quan đến đến bản hợp đồng giữa 2 bên vay vốn và bên cho vay vốn kéo theo là các khoản nợ xấu kéo dài, ngân hàng cần thu hồi vốn chính vì vậy trong quá trình xử lý cần đảm bảo tính minh bạch và đứng theo hợp đồng đã thỏa thuận. Quá trình phát mãi tài sản diễn ra theo đúng trình tự và thủ tục của hợp đồng được pháp luật bảo hộ. Sau đây chính là quá trình phát mãi tài sản khi có nợ xấu:
Bước 1:
Việc xử lý phát mã sẽ được ngân hàng thông báo công khai, bản thông báo giúp thông báo sự việc đến cả hai bên cho vay và bên vay. Văn bản này được lưu giữ tại văn phòng để khi cần đến của thể sử dụng được ngay. Trong văn bản yêu cầu có đầy đủ các thông tin về tài sản, nghĩa vụ sử dụng tài sản của hai bên, văn bản cũng cần nêu rõ lý do bị xử lý. Trong đó văn bản này cũng sẽ thông tin đầy đủ về địa điểm, thời gian cụ thể để xử lý tài sản.
Bước 2:
Vấn đề định mức, định giá tài sản sẽ do hai bên tự định đoạt. Trong trường hợp không tự định giá được tài sản thì sẽ nhờ đến tổ chuyên gia định giá tài sản.
Bước 3:
Quá trình phát mãi diễn ra cần lưu ý một số thông tin như: Trước thời điểm xử lý tài sản thì bên vay vốn cần đảm bảo thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đồng thời thanh toán tất cả các chi phí phát sinh thì có quyền nhận lại số tài sản của mình.
Trường hợp không có thỏa thuận và phương thức thanh lý tài sản thì bên vay vốn sẽ không có quyền lợi gì. Tất cả số tiền thu lại được sẽ đem thanh toán cho chủ nợ.
Bước 4:
Số tiền phát mãi tài sản thành công sẽ được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thành các hồ sơ thủ tục trên thì các cơ quan liên quan sẽ tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hay tài sản cho người có quyền sử dụng tài sản và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Có thể thấy tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng thời gian gần đây gia tăng đột biến, phần lớn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhiều chủ đầu tư không đủ khả năng chi trả cho bên vay. Nên các bên vay thường xuyên tiến hành các thủ tục phát mãi để thu hồi vốn cho ngân hàng hoặc bên cho vay.
Là nhà đầu tư thông minh trong giai đoạn thị trường đầy biến động, bạn hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định bỏ vốn và một sản phẩm hay ngành nghề nào đó. Nhằm hạn chế rủi ro cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy thường xuyên theo dõi trang web để cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất hằng ngày.