Đối với những người đã hoạt động trong lĩnh vực bất động sản lâu năm, có lẽ thuộc nhà không phải là một khái niệm quá xa lạ. Đây là một thuật ngữ thường được dùng vào thời xưa. Cho tới hiện nay, thục nhà đang dần biến mất trong giới bất động sản vì nhiều lý do nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thục nhà là gì? Ngày nay thục nhà liệu có còn an toàn hay không, thông qua bài viết này
Thục nhà là gì?
Thục nhà là một thuật ngữ liên quan đến nhà đất, nó được đánh giá là khá quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên thục nhà lại hoàn toàn không được nhắc đến hay được quy định ở bất cứ văn bản pháp luật nào do nhà nước ban hành.
Theo các chuyên viên về luật pháp cũng như các chuyên gia bất động sản, thục nhà là một từ ngữ đã được sử dụng trong dân gian từ lâu, thục nhà chính là một dạng hợp đồng nhà đất mà gần tương tự như cầm cố. Trong hợp đồng đó, người cho thuê – chủ nhà sẽ không lấy một khoản tiền thuê nhà nhưng đổi lại bên thuê nhà sẽ phải đưa cho chủ nhà một số tiền nhất định theo sự thỏa thuận thống nhất mà không tính lời. Sau khi hợp đồng hết thời hạn thì hai bên sẽ trả lại tài sản và tiền cho nhau. Tức là bên thuê nhà sẽ trả lại nhà còn bên cho thuê sẽ trả lại tiền cho bên thuê.
Khi tìm hiểu về khái niệm này, có lẽ mọi người sẽ ngay lập tức đặt ra câu hỏi vậy bên nào là bên có lợi trong hợp đồng thục nhà này? Có thể trả lời thục nhà là hình thức đôi bên cùng có lợi. Nếu đúng bản chất, cái hay của thục nhà là ở chỗ bên đang cần tiền sẽ có tiền để giải quyết công việc mà mình cần và không phải vay mượn hay mất tiền lãi trong khi nhà của mình vẫn còn là nhà của mình, không cần phải bán. Còn đối với bên thục nhà thì họ sẽ có được nhà ở, có được cơ sở để sản xuất kinh doanh mà không cần mất tiền mua hay thuê.
Nguy cơ lừa đảo khi thục nhà
Thục nhà vốn mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp và cực kỳ phù hợp với nhiều đối tượng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, thục nhà chỉ thực sự hiệu quả khi hai bên đều làm đúng hợp đồng, không có bên nào lừa dối bên nào. Như vậy, khi một bên lừa dối hay không thực hiện đúng hợp đồng bên còn lại sẽ gặp phải rủi ro vô cùng lớn.
Vì pháp luật hiện nay hoàn toàn chưa có bất cứ một quy định nào về vấn đề thục nhà nên rất nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để lừa đảo mọi người, gây hoang mang cũng như để trục lợi cá nhân. Rất nhiều đối tượng chủ nhà đã thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà, sang tên đổi chủ hay mua bán nhà hoặc cho thuê dài hạn nhưng vẫn tiến hành làm các văn bản thục nhà để lừa đối tượng cả tin, để lừa tiền rồi cao chạy xa bay.
Không chỉ vậy, các đối tượng còn thực hiện hợp đồng thục nhà với cùng lúc nhiều người để nhằm mục đích trục lợi và yêu cầu mỗi bên giao dịch phải đặt cọc trước để làm tin, sau đó các đối tượng này sẽ biến mất, để lại những rủi ro, mất mát cho người đi thục nhà.
Quyền lợi của người thục nhà
Thục nhà cũng giống như bất kỳ hình thức giao dịch nào khác, được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng thục nhà chính là căn cứ pháp lý chính xác và rõ ràng nhất để xác định được trách nhiệm cũng như quyền lợi hợp pháp của người thục nhà và người cho thục nhà.
Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể về hợp đồng thục nhà, tuy nhiên theo nguyên tắc của pháp luật, người dân được làm mọi điều mà pháp luật không cấm. Do đó, hợp đồng phục nhà hoàn toàn không phải là hợp đồng trái với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, các bên chủ thể trong hợp đồng thục nhà vẫn là đối tượng bảo vệ của pháp luật.
Khi nhận thấy một bên chủ thể còn lại trong giao dịch thục nhà của các bạn có dấu hiệu lừa đảo hay thực hiện không đúng những cam kết, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi lại tiền của mình.
Kinh nghiệm thục nhà đảm bảo an toàn
Thục nhà mặc dù có tính chất gần giống như hình thức cầm cố hay thế chấp tuy nhiên đây không phải là cầm cố và thế chấp. Thục nhà được hoạt động dựa trên sự tin tưởng giữa đôi bên. Chính vì vậy khi đi thục nhà các bạn cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo việc chủ nhà của mình được an toàn và không mắc phải bất cứ rủi ro nào.
#1 Trước hết hãy hiểu rõ việc chủ nhà là gì
Để đảm bảo mình không gặp phải bất cứ rủi ro nào khi thục nhà cũng như việc thục nhà sẽ an toàn, các bạn cần phải hiểu thật kỹ thục nhà là gì. Thực tế đã cho thấy bất cứ điều gì khi chúng ta thực sự hiểu về nó chúng ta sẽ đưa ra những phương án tốt nhất về nó. Hiểu kỹ về thục nhà sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định chính xác dựa trên sự hiểu biết và chắc chắn về thục nhà. Không chỉ vậy, khi đã thực sự hiểu rõ về thục nhà, sẽ rất khó để các đối tượng xấu có thể lừa đảo cũng như lợi dụng lòng tin của các bạn để trục lợi.
#2 Hãy chọn đối tượng để thục nhà một cách chính xác
Từ những phân tích trên có thể thấy, hợp đồng thục nhà sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở tin tưởng giữa hai bên. Chính vì vậy, những người đi thục nhà cần phải thận trọng tìm hiểu kỹ về đối tượng cho thục nhà.
Các bạn hãy thục nhà với những người mà mình cảm thấy thật sự có thể tin tưởng, có độ uy tín cao trong cuộc sống. Tuy nhiên các bạn cũng cần cảnh giác không nên quá đặt trọn niềm tin vào các đối tượng cho thục nhà, bởi bất cứ ai cũng có thể lợi dụng lòng tin để lừa dối các bạn.
#3 Thứ ba, hãy chuẩn bị hợp đồng thục nhà thật kỹ càng
Hợp đồng thục nhà chính là văn bản, cơ sở pháp lý duy nhất để pháp luật có thể bảo vệ các bạn khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Trước khi đi thục nhà các bạn hãy làm hợp đồng thật rõ ràng. Hợp đồng thục nhà cần phải được xây dựng bởi cả đôi bên chủ thể trong giao dịch. Các điều khoản ghi trong hợp đồng thục nhà phải thống nhất và được in ra thành hai bản, được đem đi công chứng và có chữ ký của tất cả các bên chủ thể tham gia.
#4 Bạn cũng nên lưu ý các điều khoản trong hợp đồng thục nhà không được trái với quy định của pháp luật.
Tốt nhất khi đi thục nhà các bạn hãy chuẩn bị sẵn một văn bản hợp đồng thực nhà để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Trên thực tế có nhiều trường hợp các đối tượng cho thục nhà chuẩn bị sẵn hợp đồng và những người thục nhà chỉ cần ký tên vào bản hợp đồng đã có sẵn. Tuy nhiên, các hợp đồng đó lại ẩn chứa rất nhiều điều khoản gây bất lợi cho bên thục nhà. Chính vì vậy cách tốt nhất là các bạn hãy tự chuẩn bị một bản hợp đồng thục nhà cho riêng mình hoặc có thể trực tiếp đàm phán trao đổi với bên cho thục nhà để cùng xây dựng được văn bản hợp đồng thục nhà an toàn nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thục nhà. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về thục nhà cũng như có thêm những kinh nghiệm để có thể thục nhà an toàn. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các bạn.