Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dân ta vẫn giữ vững được nét phong tục độc đáo riêng cho mình. Tất cả những điều đó người ta vẫn thường gọi là “cội nguồn” nếu không có ông bà tổ tiên ta dày công xây đắp chắc hẳn chúng ta không có một Việt Nam giàu đẹp như hôm nay. Ấy vậy mà con cháu ngàn đời sau vẫn nhớ và hướng về tổ tiên của mình. Mỗi dòng họ, mỗi chi đều lập cho mình những “nhà từ đường” làm nơi thờ cúng ông cha nhằm tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính. Để con cháu muôn đời sau dù có đi bốn phương trời lòng vẫn hướng về nguồn cội. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm thông tin về từ đường trong pháp luật hiện nay được quy định như thế nào nhé!
Từ đường là gì?
Nhà từ đường hay còn gọi với tên thân thuộc là nhà thờ họ là công trình mang tính tâm linh, nơi dành riêng cho hoạt động thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay dòng chi tính theo phụ hệ. Nhà thờ họ phổ biến nhất ở các khu miền Trung và Trung du Bắc Bộ (những đồng bào miền xuôi).
Nhà từ đường thường được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính có trạm trổ rồng phượng trên mái và hai bên của ra vào nhằm tạo vẻ tôn nghiêm và uy nghi. Các chi tiết trang trí bên trong cũng được đảm bảo tỉ mỉ đến từng chi tiết. Các nét điêu khắc đều được các nghệ nhân làm thủ công nên vô cùng tinh tế và sắc sảo.
Chức năng chính của nhà từ đường
Thông thường nhà thờ họ thường dùng để thờ các vị cao, Tằng, Tổ, Khảo. Những người có công với đất nước với nhân dân hoặc những người từng đỗ đạt chức tước thời xưa.
Người ta vẫn ví nhà thờ họ như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ qua nhiều đời, nơi ấy còn là nơi ghi danh những anh hùng liệt sĩ tham gia chống Pháp, Mỹ, chống Polpot và chống tàu. Hoặc để lưu giữ những chứng chỉ và bằng khen do đảng và nhà nước trao tặng.
Ngoài ra nhà từ đường còn là nơi để gặp gỡ con cháu các thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ, nơi hội tụ của gia tộc, nơi tổ chức các buổi lễ long trọng và đặc biệt.
Ý nghĩa nhà từ đường
Theo thống kê mới nhất hiện nước ta có khoảng 769 dòng họ khác nhau. Trong đó chiếm số đông nhất là dòng họ Nguyễn, Lê, Trần. Mỗi dòng họ lại có những nét phòng tự và văn hóa riêng.
Tại đây các thế hệ để lại những di vật quý báu, những bài học được truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn truyền lại cho con cháu những tinh thần cao đẹp, muốn con cháu ngày càng thịnh vượng và an khang.
Quy định trong luật đất đai
Theo Luật đất đai 2015 cho biết nhà tư đường được xếp vào loại tài sản cộng đồng. Tài sản này có được nhờ sự đóng góp của mỗi thành viên trong dòng họ. Do đó, các thành viên này đều có quyền quản lý và sử dụng. Nếu có quyết định gì liên quan đến từ đường sẽ được dòng họ thống nhất trước khi quyết định. Miễn các quyết định ấy không trái với pháp luật và quy tắc xã hội. Vì là tài sản chung nên không được phép đem phân chia.
Đất có chứa nhà từ đường
Luật đất đai cũng chỉ rõ đất có nhà từ đường được xếp vào quỹ đất công cộng. Đất này cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Có được phép chuyển nhượng nhà từ đường hay không?
Như ta đã biết công trình nhà thờ họ là công trình cộng đồng được xây dựng trên sự đóng góp của rất nhiều con cháu. Nê đây được coi là tài sản chung của cả một dòng họ, đất sẽ không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Như vậy bạn sẽ không được phép chuyển nhượng cho người khác
Ai có quyền giải quyết tranh chấp từ đường
Trên thực tế việc tranh chấp về quyền quản lý nhà thờ họ không phải là hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Tranh chấp về quyền quản lý sổ sách, quyền cai quản ra vào, quyền quyết định ngày lễ giỗ… Do đó, để đảm bảo trên dưới thống nhất thì cần có một người đứng ra dàn xếp chu toàn mọi việc. Thường sẽ là những người lớn tuổi có uy tín nhất trong dòng họ đứng ra phân bua và giải quyết toàn bộ những vướng mắc của các thành viên trong họ. Tuy nhiên nếu tranh chấp bất hòa lớn mà dòng họ không thể giải quyết được sexphair nhờ đến chính quyền can thiệp.
Quy trình chuyển đổi đất làm từ đường
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Quỹ đất đó thuộc quỹ đất của một thành viên hay một hộ gia đình thì cần ký xác nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất sang cho dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Khi chuẩn bị xong thủ tục bạn có thể đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện đăng ký biến động đất đai và làm thủ tục tách thửa.
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho dòng họ
Vì cả dòng họ không thể cùng đứng tên trong sổ đỏ nên sẽ ủy thác cho một người uy tín và tin cây trong họ đứng tên sổ đỏ. Trong trang ấy ghi rõ (ông – bà) đó đại diện cho dòng họ nào.
Lúc này đất nhà thờ họ sẽ chuyển thành nhóm đất cộng đồng hay nhóm đất đặc biệt kể từ đó sẽ không có giá trị chuyển nhượng, trao tặng, hay xây dựng tư nhân.